Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

GIAO TIẾP TỐT – CHÌA KHÓA ĐẾN THÀNH CÔNG


Bạn có biết giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Vậy thế nào là giao tiếp tốt? Đó là khi những điều bạn muốn nói được truyền đạt một cách rõ ràng và chính xác đến người nghe.
Đây là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện tập thường xuyên những nguyên tắc sau trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện thuyết phục hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bất kỳ ai từ sếp, đồng nghiệp đến khách hàng.
A. Sự chuẩn bị
1. Nguyên tắc 3T
• Think before speaking – sự thận trọng, cân nhắc kỹ càng trước khi nói giúp bạn không rơi vào những tình huống khó xử
• Think on paper – viết ra giấy những điều quan trọng bạn muốn nói để không bỏ sót bất kỳ điểm nào
• Take time – dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn sẽ diễn đạt hết những gì mình muốn nói và có thể ứng đối kịp thời khi rơi vào trường hợp bất ngờ hay lúng túng
2.Giao tiếp tốt – Chìa khóa đến thành công Thời điểm – chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện sẽ giúp bạn đạt kết quả như mong muốn. Ví dụ, bạn muốn nhờ đồng nghiệp giải quyết một rắc rối, đừng chọn lúc họ đang phải giải quyết những khó khăn của họ, họ sẽ không có thời gian và tâm trí để giúp bạn.
3. Con người – bạn nên quan sát  tâm trạng và khả năng lĩnh hội của người mà bạn muốn nói chuyện trước khi mở lời. Khi tâm trạng tốt, người ta sẽ cởi mở và dễ chấp nhận/tiếp thu ý kiến của người khác. Stress, sự mệt mỏi và lo lắng sẽ làm họ thiếu tập trung và không thoải mái khi nói chuyện. Vì vậy, bạn nên bắt đầu bằng câu hỏi như “Anh/Chị có rãnh để nói chuyện một chút không?” hay “Bạn có thể cho tôi 10 phút để nói chuyện, được không?”. Nếu họ bận, bạn nên hẹn một thời điểm khác thuận tiện cho họ.
4. Những yếu tố cản trở việc giao tiếp – như nhạc, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tranh ảnh gây mất tập trung, người ra vào thường xuyên… loại bỏ những yếu tố này giúp cuộc nói chuyện thoải mái và tập trung hơn, đặc biệt khi bạn cần nói chuyện để giải quyết những vấn đề quan trọng. Hãy nhớ rằng, 10 phút tập trung vào câu chuyện sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề hơn là 30 phút nhưng bị gián đoạn bởi những yếu tố xung quanh.
B. Sự rõ ràng
1. Nguyên tắc 3S: giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp và để mọi người hiểu rõ bạn muốn gì.
• Say what you mean – nói điều bạn nghĩ, sử dụng ngôn từ, câu chữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
• Say what you want – nói điều bạn muốn, đưa ra yêu cầu/ý kiến/mong muốn của mình một cách rõ ràng và trực tiếp
• Say what you feel – nói điều bạn cảm nhận
2. Nói ít hiểu nhiều: nói chậm rãi và bạn có thể dùng những câu nói thông dụng để diễn đạt ý của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng câu “Tiền nào của nấy” để diễn đạt ý giá cả đi liền với chất lượng và ngược lại.
C. Sự lắng nghe
Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả như bạn mong muốn, bạn cần đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của người bạn đang nói chuyện để hiểu họ hơn. Lắng nghe giúp bạn hiểu được những điều họ nói và cả những điều họ không nói ra. Để hiểu được đối phương bạn cần:
1. Tập trung vào người đang nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang lắng nghe họ. Không nên ngắt lời, đưa ra nhận xét hay bình phẩm khi họ đang nói.
2. Khi người nói vừa dứt lời, đừng nên đáp lại ngay. Dừng lại một lúc trước khi nói giúp bạn hiểu người nói ở mức độ cao hơn.
3. Đặt câu hỏi. Bạn không nên nghĩ rằng mình hiểu hết những gì mới nghe thấy. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, đừng ngại hỏi lại “Có phải ý bạn là…?”. Nếu không chắc những gì mình đã nghe hãy lập lại những lời đó để xác nhận với người nói, ví dụ “Bạn đã nói… Như vậy có đúng không?”.  Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh hiểu nhầm và cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe của bạn.
D. Dành thời gian để người nghe tiếp nhận thông tin
Ai cũng cần thời gian để tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt là những thông tin hay ý kiến yêu cầu họ thay đổi thói quen hay quan điểm của mình. Theo tự nhiên, ai cũng nói “Không” trước sự thay đổi hay ý kiến mới. Chính vì vậy, hãy dành cho người nghe khoảng 72 giờ để tiếp nhận và suy nghĩ về những thông tin này.
Vì bản chất con người là không thích thay đổi nên khi mở lời về những ý tưởng mới, bạn nên chọn cách tiếp cận như sau: “Tôi đang nghĩ không biết mình có thể thực hiện/giải quyết vấn đề này theo hướng này được không? Anh thấy sao?”. Khi bạn không áp đặt chủ kiến của mình thì người nghe sẽ thấy cởi mở và thoải mái hơn khi lắng nghe bạn.
Cuối cùng, để giao tiếp tốt, cơ bản là bạn phải đặt trọng tâm vào người mà bạn đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện. Hãy cởi mở, thân thiện và lịch sự để những cuộc gặp gỡ không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề nào đó mà còn mang lại cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc lẫn trong cuộc sống!
Tăng Trị Trọng

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Happy birthday to Minh - sang tuổi thứ 6 rồi nhé.

Chúc mừng sinh nhật lần thứ 6 con trai Nguyễn Nhật Minh - 17/08/2006 - 17/08/2011
Mong con khỏe, ngoan, có đức có tài.








Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Tư sản đại gia làm Ông Nghị.

Chưa bao giờ Quốc hội lại nhiều tư sản đến vậy, 38 đại gia góp mặt sao không đi làm kinh tế nhỉ, chẳng lẽ họ muốn vào QH chỉ để giơ tay, vỗ tay và gật:

Danh sách 38 đại gia góp mặt trong Quốc hội khóa XIII:

1. Nguyễn Minh Quang – Bí thư Đảng ủy, Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc TCty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Hà Nội).

2. Châu Thị Thu Nga – Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP Hà Nội, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn đầu tư Xây dựng nhà đất Hà Nội.

3. Nguyễn Phi Thường – Phó bí thư Đảng ủy, Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc TCty vận tải Hà Nội.

4. Nguyễn Hồng Sơn – Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam.

6. Nguyễn Quốc Bình – Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy Cty TNHH MTV Hanel.

7. Nguyễn Ngọc Bảo – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà (Hà Nội).

8. Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam.

9. Hoàng Hữu Phước – Giám đốc Cty CP Thương mại dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á (TP HCM).

10. Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX thương mại TP HCM.

11. Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đầu tư Sài Gòn.

12. Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Tập đoàn Cty CP Thép Việt Nhật (Hải Phòng).

13. Thân Đức Nam – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc TCty Xây dựng công trình giao thông 5- CIENCO5 (Đà Nẵng).

14. Nguyễn Anh Dũng – Tỉnh ủy viên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Cty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc (Bắc Giang).

15. Dương Quang Sơn – Giám đốc Cty Điện lực Bắc Kạn.

16. Đỗ Thị Huyền Tâm – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Minh Tâm (Bắc Ninh).

17. Phạm Trọng Nhân – Phó chủ tịch HĐTV kiêm Phó Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Vật liệu và xây dựng Bình Dương.

18. Mai Hữu Tín – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư U&I (Bình Dương).

19. Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch HĐQT Cty CP Quốc Thắng (Bình Định).

20. Trần Ngọc Thuận – Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Bình Phước).

21. Nguyễn Thị Huệ – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Viết Hiền; Ủy viên HĐQT Cty CP Du lịch cộng đồng KoTam (Đăk Lắk)

22. Đỗ Thị Thu Hằng – Ủy viên Ban thường vụ Đảng bộ Khối Doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc TCty Phát triển KCN Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Sonadezi).

23. Nguyễn Ngọc Hải – Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang.

24. Trần Thị Hiền – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Cty CP Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam.

25. Nguyễn Cao Sơn – Chủ tịch HĐQT Cty CP ĐTNLXDTM Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hòa Bình.

26. Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Tân Đức (Long An).

27. Phan Văn Quý – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Nghệ An).

28. Nguyễn Minh Hồng – bác sĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ Y học Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An).

29. Trần Xuân Hòa – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam TKV (Quảng Ninh).

30. Hà Sỹ Đồng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải (Quảng Trị).

31. Trần Khắc Tâm – Tổng giám đốc Cty TNHH Trần Liên Hưng (Sóc Trăng).

32. Đỗ Văn Vẻ – Bí thư Đảng bộ, Phó tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Hương Sen (Thái Bình).

33. Đinh Huy Chiến – Chủ nhiệm HTX Công nghiệp và vận tải Chiến Công (Thái Nguyên).

34. Nguyễn Hữu Quang – Phó tổng giám đốc TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Thanh Hóa).

35. Lê Quang Hiệp – Ủy viên BCH Đảng ủy Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Xây dựng HUD (Thanh Hóa).

36. Đinh La Thăng – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

37. Nguyễn Ngọc Bảo – Phó tổng giám đốc Cty CP Ống thép Việt Đức (Vĩnh Phúc).

38. Đặng Xuân Huy, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Đồng Tháp, Giám đốc công ty TNHH vàng bạc đá quí Kim Long.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Giới thiệu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội - Việt Nam quả lắm nhân tài

Không biết liệu ông NSH có trúng cử làm CTQH hay không, nếu ông này trúng cử thì quả rằng đất nước VN ta có rất nhiều nhà ngoại cảm thiên tài.


Giới thiệu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vừa có tờ trình giới thiệu Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là ứng viên kế nhiệm.

Ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó Thủ tướng thường trực, đại biểu Quốc hội khóa 12 và trúng cử Quốc hội khóa 13 ở Hà Tĩnh với tỷ lệ cao.

Ông Nguyễn Sinh Hùng báo cáo trước QH tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm tại phiên khai mạc kỳ họp, hôm qua (21/7). Ảnh: Lê Anh Dũng
4 ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội là các ông/bà Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu và Huỳnh Ngọc Sơn.

Ngoài Bộ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ba người còn lại đều đang là Phó Chủ tịch QH khóa 12.

Danh sách đề cử chủ nhiệm các ủy ban gồm:

Ông Ksor Phước, ứng viên Chủ tịch Hội đồng dân tộc

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Ứng viên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh là ông Nguyễn Kim Khoa

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng: Đào Trọng Thi

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: ông Phan Xuân Dũng

Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác đại biểu

Ông Bùi Văn Cường, Trưởng Ban Dân nguyện

Trước đó, thảo luận tại các đoàn, nhiều ý kiến đề xuất tăng số Phó chủ tịch Quốc hội lên 5 người, trong đó có thêm một người phụ trách lĩnh vực đối ngoại, biên giới. Cũng có ý kiến đề xuất tách các ủy ban. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Trọng, tất cả những đổi mới này phải đợi đến khi sửa đổi Hiến pháp.

Như vậy, Quốc hội khóa 13 có 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ.

Sau khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình giới thiệu nhân sự, các đoàn ĐBQH sẽ về họp theo đoàn đến hết sáng mai. Tại đây, theo ông Trọng, các đoàn ĐBQH vẫn có thể giới thiệu thêm nhân sự.

Chiều mai, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 12 họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Từ 14 giờ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng sẽ thay mặt Ủy ban thường vụ báo cáo kết quả thảo luận tại các đoàn. Sau đó, Quốc hội thảo luận và thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13.

Sau khi bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ, Chủ tịch Quốc hội khóa mới sẽ phát biểu nhậm chức chiều mai và điều khiển các phiên họp tiếp theo.

Tóm tắt tiểu sử ứng viên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày sinh: 18/1/1946
Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Nơi cư trú: Số 7b, Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
Dân tộc : Kinh
Tôn giáo : Không
Nơi ứng cử: Hà Tĩnh
Trình độ: Tiến sỹ
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ
Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ, số 1 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Ngày vào Đảng: 26/5/1977
Ngày chính thức: 26/5/1978
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất
Kỷ luật: Không
Là ĐBQH các khóa 10, 11, 12

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Hà Nội những năm 2000


Hình ảnh này được chụp ngày 11/07/2011 giữa một thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại cách Hồ Trả Kiếm 20km:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.


Hình ảnh này chụp tại đường dẫn Cầu Thăng Long ngày 21/07/2011: CS đứng chỗ này thì kiểu gì cũng kiếm được.


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Nơi mà dân làm chủ, đầy tớ làm quan.

Buổi trưa ngồi đàm với một bác Đảng viên kỳ cựu, bác đã 68 tuổi, người tôn sùng Đảng, luôn coi Đảng ta là một Đảng vĩ đại nhất nhân loại. Mình nói Bác yêu Đảng đến ngây thơ và yêu nước đến dại khờ.
Buổi chiều, chán làm ngồi đọc blog của Trương Duy Nhất tự dưng thấy mình nên ghi lại vài dòng trước những gì đang diễn ra ở đất nước Việt Nam mình, nơi mà Đ và NN luôn nói dân làm chủ, còn cán bộ NN chỉ là đầy tớ.
Đầu năm, khi Đảng đang chuẩn bị ĐH, từ quán trà đá vỉa hè đến các công sở, người ta bán tán, phỏng đoán các nhà lãnh đạo tương lai của Đ và nhà nước. Người ta nói ông này sẽ là TBT, ông kia sẽ tiếp tục làm TT, BCT gồm những ai, ông này lên CTN thay cho ông kia về hưu, ...
Đến giữa năm, khi mà kết quả bầu cử QH13 được công bố còn chưa kịp khô mực người ta lại bàn tán ông này làm CTQH chứ không phải ông kia, ông này sẽ lên làm Phó TT,...
Thoạt nghe thì cũng thấy nực cười, vớ vẩn. Người ta còn chưa in xong phiếu làm gì có chuyện. Nhưng sau ĐH Đ, thấy ông bán trà đá đúng là thiên tài. Ông phán trúng phóc ông TBT và các nhân vật trong BCT, ơ ! tài thật đấy.
Dân được làm chủ, dân bầu ra các ông Nghị để đại diện cho dân, ấy thế mà các ông Nghị còn chưa bỏ lá phiếu của mình mà người ta đã bàn tán ông nào là CTQH, ông nào làm bộ trưởng, ông nào làm TT,..chẳng lẽ QH chỉ là bù nhìn ? Và các ông chủ, bà chủ của đất nước đã bị các đầy tớ qua mặt.
Hy vọng rằng Trương Duy Nhất và ông bán trà đá kia chỉ là những kẻ nói xằng, không phải là nhà ngoại cảm thiên tài.
Dân ta mãi làm chủ, còn đầy tớ mãi làm quan.
Buồn !

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Mini game boxman level 68, 70 is very khó.


Trên cái máy đểu của VNPT có cái game Boxman, bác nào đã qua được level 68 và 70 xin chỉ giáo cái.
Mất cả tháng rồi không làm gì được, có bao giờ lập trình sai không nhỉ ?
Đây là level 68:
Và đây là level 70:

Mời các cao thủ giúp một tay.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

HÃY SỐNG THẬT GIẢN DỊ VÀ KHÔNG NGỪNG ĐẦU TƯ CHO CUỘC ĐỜI MÌNH

Warrent Buffet - cái tên luôn nằm trong top đầu danh sách những người giàu có nhất hành tinh - nói rằng: “Đừng dùng thẻ tín dụng, tất cả những gì bạn cần làm là tập trung đầu tư cho chính bản thân mình”.

Người giàu có thứ ba của thế giới đã làm giàu như thế nào và cuộc sống thường nhật của ông ra sao? Hãy xem lối sống giản dị và khiêm tốn của ông qua buổi phỏng vấn được đài CNBC thực hiện trong một giờ đồng hồ.

1. Ông bắt đầu mua cổ phiếu năm 11 tuổi và đến giờ ông vẫn cảm thấy hối tiếc vì đã không mua sớm hơn.

2. Ông đã mua một trang trại nhỏ vào năm 14 tuổi bằng số tiền dành dụm được từ việc giao báo.

3. Ông vẫn sống trong một căn nhà nhỏ với 3 phòng ngủ ở ngoại vi thành phố Omaha. Ông mua căn nhà này cách đây 50 năm, sau khi ông vừa kết hôn. Ông cảm thấy mình sống thật đầy đủ và tiện nghi trong căn nhà ấy, và nhà ông không hề có tường rào để bảo vệ.

4. Ông luôn tự lái xe và không hề thuê tài xế hay bất kỳ một người nào để bảo vệ ông.

5. Ông không bao giờ sử dụng phi cơ riêng mặc dù ông sở hữu một công ty sản xuất phi cơ lớn nhất thế giới.

6. Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông đang điều hành đến 63 công ty con. Hàng năm, ông chỉ viết một lá thư để liên lạc với các giám đốc điều hành của 63 công ty này để hoạch định mục tiêu hoạt động trong năm. Ông không bao giờ triệu tập họp mặt hay gọi điện cho họ theo định kỳ như các tập đoàn khác. Ông chỉ đạo các tổng giám đốc điều hành làm việc theo hai quy tắc mà thôi. Quy tắc 1: Đừng bao giờ làm mất tiền của cổ đông. Và quy tắc 2: Luôn ghi nhớ quy tắc 1.

7. Ông không thích tham gia các cuộc hội hè, đình đám với tầng lớp thượng lưu của xã hội. Sau những giờ làm việc căng thẳng, ông lại trở về nhà, tự làm cho mình một túi bắp rang bơ và thong dong xem truyền hình.

8. Bill Gates, nhân vật giàu có nhất thế giới, đã gặp ông cách đây năm năm. Bill nghĩ giữa hai người chẳng có điểm tương đồng nào, vì thế Bill chỉ dự định gặp ông trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Thế nhưng, trên thực tế, cuộc gặp mặt này kéo dài đến 10 giờ đồng hồ. Và từ đó, Bill Gates thật sự khâm phục Warren Buffet.

9. Warren Buffet không dùng điện thoại cầm tay, cũng chẳng có cái máy tính nào trên bàn làm việc của ông cả.

Ông đã nhắn nhủ với thế hệ trẻ như sau: “Đừng dùng thẻ tín dụng, tất cả những gì bạn cần làm là tập trung đầu tư cho chính bản thân mình và hãy nhớ rằng:

- Tiền bạc, của cải không tạo ra con người; chính con người mới tạo ra những thứ ấy.

- Hãy sống thật đơn giản và giản dị như chính con người của bạn.

- Đừng bao giờ làm theo lời người khác. Đó chỉ là ý kiến tham khảo cho bạn mà thôi. Hãy làm những gì bạn cho là đúng và đem lại cảm giác thoải mái cho bạn.

- Đừng phung phí tiền bạc cho những thứ không cần thiết, hãy sử dụng thật hiệu quả đồng tiền của bạn cho những người thật sự cần giúp đỡ.
Cuối cùng, cuộc sống là của riêng bạn, vậy thì tại sao lại để người khác định đoạt nó?”